Sản phẩm của thang máy Phúc Đại Lộc sẽ được bảo hành theo điều kiện của hợp đồng.
Trong thời gian bảo hành – bảo trì thang máy, sản phẩm sẽ được đội ngũ kỹ thuật công ty chúng tôi kiểm tra,bảo dưỡng hàng tháng với lịch bảo trì thích hợp.
Bảo trì thang máy với 2 hình thức:
Sau thời gian bảo hành, thang máy Phúc Đại Lộc sẽ đề nghị khách hàng ký tiếp Hợp đồng với 2 hình thức sau:
1. Bảo trì thang máy tiêu chuẩn (Bảo trì không bao gồm thiết bị)
Hàng tháng chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra bảo trì thang máy và thực hiện các công việc theo danh mục đã nêu trong kế hoạch bảo trì theo quy chuẩn của Mitsubishi.
Nếu có bất kỳ hỏng hóc nào liên quan đến thiết bị thang máy, bộ phận bảo trì của chúng tôi sẽ gửi bản báo cáo sự việc và nêu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và những đề xuất thay thế.
Chúng tôi sẽ lập tức thay thế những thiết bị hư hỏng này ngay sau khi nhận được sự đồng ý của quý khách hàng. Vì thế, quý khách hàng hoàn toàn yên tâm về dịch vụ bảo trì của chúng tôi.
2. Bảo trì thang máy trọn gói ( Bảo trì bao gồm thiết bị)
Hàng tháng chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra và thực hiện các công việc bảo trì thang máy theo danh mục đã nêu trong kế hoạch bảo trì theo quy chuẩn của Mitsubishi.
Khi Quý công ty lựa chọn hình thức bảo trì thang máy này, Công ty chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm thay thế thay thế tất cả các linh kiện khi có bât kỳ sự cố nào xảy ra.
Dịch vụ bảo trì phục vụ 24/24 giờ của chúng tôi sẽ đáp ứng ngay khi nhận được yêu cầu của quý khách hoặc tư vấn qua điện thoại nếu quý khách yêu cầu (Do kỹ sư thang máy đảm nhiệm).
Các bước của quy trình bảo dưỡng, bảo trì thang máy:
Bước 1 : VÀO CABIN THANG MÁY VẬN HÀNH VÀ KIỂM TRA .
– Gọi lên cho chạy tầng cao nhất và ngược lại.
– Khi thang di chuyển cần kiểm tra và ghi nhận.
Bước 2 :VẬN HÀNH THANG MÁY THEO TỪNG TẦNG
Dùng ưu tiên cabin để chuyển thang theo từng tầng và điều khiển đóng mở cửa để:
– Quan sát mức độ bằng tấng theo chiều lên
– Kiểm tra vẽ mỹ quang của các tầng, màn hình hiện thị tầng và các khe hở của tầng với bao che cửa
– Kiểm tra sự đóng mở cửa tầng và cabin
a) Tốc độ đóng mở cửa
b) Hành trình đóng mở cửa và mở cửa có tiếng kêu hay không.
c) Quá trình đóng mở và mở cử có bị giật , lắc hay tốc độ thay đổi đột ngột hay không.
Bước 3: KIỂM TRA PHÒNG MÁY
– Điều kiện nội thất và sạch sẽ bên trong.
– Kiểm tra nhiệt độ phòng máy
– Nếu điều kiện an toàn của cầu thang đi lên phòng máy, chống mưa, gió tạt vào bên trong phòng máy.
– Hệ thống chiếu sáng và giải nhiệt: Đèn phòng máy luôn có và hoạt động tốt, bộ phận làm mát phòng máy luôn hoạt động: quạt hút, máy lạnh.
Bước 4: KIỂM TRA THIẾT BỊ BÊN TRONG PHÒNG MÁY
1 . Máy kéo:
– Máy kéo hoạt động êm không có tiếng động bất bình thường, quan sát các thiết bị trên máy kéo phải chắc chắn và đủ dầu bôi trơn.
– Không có vết dơ khác lạ nào trên máy, nếu có phải được kiểm tra ngay.
– Tất cả các thiết bị hãm thắng, các khớp xoay, lò xo đàn hồi… phải an toàn nguyên vẹn, tất cả các khớp xoay luôn được bôi trơn.
– Không có dầu nhớt trên tang máy và lớp đệm trên má thắng phải ít nhất 3mm
– Khi thắng mở lớp đệm trên má thắng không cọ với tang thắng.
– Thắng luôn giữ chặt tang thắng không cho phép trục vít quay , khi thang không hoạt động , và bề mặt bố đệ phải tiếp xúc kín hoàn toàn trên tang thắng.
2. Cáp tải :
– Cáp tải phải nằm đúng trên rảnh Puly
– Không có sự hao mòn quá tiêu chuẩn của cáp, bụi đỏ, các mảnh vụn, đức trên cáp.
– Không có sự trùng quá mức trên các sợi cáp.
3. Governor:
– Governor phải hoạt động chính xác, an toàn, các chi tiết của bộ GOV phải tốt, khớp quay phải được bôi trơn hợp lý.
– Lò xo giới hạn vận tốc định mức của bộ Governor phải bảo đảm liên kết chắc chắn, an toàn, trong quá trình làm việc không bị va chạm vói các thiết bị xung quanh nó.
– Bánh xe Governor phải tự do, linh hoạt khi móc nêm GOV không bị cài, và cáp trên GOV không được trượt khi GOV tác động, mục đích để cáp GOV kéo được càng giật thắng cơ, lôi được thắng cơ và tin cậy nêm Cabin trên Rail .
4. Tủ điện :
– Tủ điện phải được vệ sinh sạch sẽ từ bên trong lẫn bên ngoài, môi trường làm việc bên trong tủ phải thoáng mát (quạt làm mát tủ điện luôn hoạt động).
– Tất cả các cầu chì bảo vệ các mạch tủ phải đúng chuẩn, tuyệt đối an toàn, các vỏ bọc cầu chì phải nguyên vẹn và không có rủi ro.
– Kiểm tra vệ sinh các bề mặt tiếp xúc như: Contac rtor, Relay, các mối nối các đầu dây (không được dùng các vật cứng để vệ sinh làm trốc đi lớp mạ bên trên của bề mặt => hỏng .
5. Nguồn dự trữ ACCU:
– Kiểm tra điện áp và dòng điện của bình Accu
– Dây dẫn và đầu tiếp xúc
– Cho thang đang di chuyên chế độ tự động , cúp điện 3 pha nguồn tổng để kiểm tra sự hoạt động của cấp cứu (di chuyển thang, độ bằng tầng mở cửa).
1. Quạt làm mát tủ điện luôn hoạt động:
2. Kiểm tra lỗi thang, ghi nhận lại, có cách giải quyết, kiểm tra tốt hơn.
3. Điều chỉnh tốc độ của thang khi cần thiết, để thang chạy được êm hơn và đạt chuẩn bằng tầng hơn.
Bước 5 : VÀO ĐẦU CABIN
Chú ý nguyên tắc an toàn khi vào đầu Cabin có các bước sau:
1 . Đưa thang lên trên cùng
2 . Gọi thang xuống tầng dưới gần nhất.
3 . Khi thang chạy chọn vị trí thích hợp gạt cửa dừng thang, mở cửa của chuyễn thang sang chế độ UD, đóng cửa lại, quan sát xem thang có chạy không, chắc chắn thang không chạy, lúc đó cho phép bạn mở cửa vào đầu cabin.
4 . Khi đã vò cabin bạn phải luôn chú ý rằng: Xung quanh bạn rất nguy hiểm, khi bạn di chuyển thang, bạn có thể va vào các vật lắp trong hố.
Bước 6: KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ DỌC HỐ
Bước 7: KIỂM TRA CỬA TẦNG.
Bước 8: KIỂM TRA BỘ TRUYỀN CỬA CABIN
– Tất cả hệ thống dây điện và thiết bị cơ khí trong bộ truyền, phải chắc chắn không làm cản trở các phần di chuyển của cửa, đặc biệt dây sóc cửa Photocell phải hoạt động tốt, hai mắt được vệ sinh, khi che ánh sáng photocell cửa phải tự động mở ra.
– Kiểm tra các thiết bị như Bánh xe, Rail, Cáp giống như cửa tầng.
– Cửa phải đóng mở thật êm, hết hành trình và đúng kỹ thuật.
– Khi mở sóc cửa, cửa phải tự động mở ra hết hành trình và vào sóc lại (chú ý khi vào sóc cửa lại là nhờ vào cữ chặn cửa không làm ảnh gưởng kết cấu cửa, phải giữ đúng hành trình lúc ban đầu)
– Giới hạn cửa: phải hoạt động tin cậy và an toàn
– Cơ cấu bộ truyền cửa; Motor hộp số phải bảo đảm đúng kỹ thuật và được bôi trơn đầy đủ.
Bước 9 : KIỂM TRA ĐÁY HỐ ( PIT )
1. Công tắc đáy hố phải hoạt động tốt và đúng vị trí
2. Đèn dưới PIT, bảo vệ đối trọng dưới PIT có cầu thang đi xuống PIT
3. Các mắc đầu nối xích bù phải bảo đảm an toàn.
4. Độ hở xích bù phải phù hợp với độ hở cho phép của đối trọng tôi đầu buffer
5. Công tắc stop dừng khẩn cấp, công tắc đèn phải luôn luôn hoạt động tốt và đúng vị trí cần thiết.
6. Công tắc an toàn trên giảm chấn, trên đối trọng GOV luôn đảm bảo làm việc tốt.
7. Các Puly, con lăn dưới PIT phải quay tự do và êm
8. Cáp GOV và xích bù phải cân bằng.
9. Cơ cấu treo bộ đối trọng GOV phải chắc chắn, cần chỉnh sao cho Puly đối trọng GOV quay tự do và êm, các định vị chống rơi cáp GOV ra khỏi puly không làm cho cáp GOV bị kẹt trên PULY làm giật thắng cơ.
10. Môi trường dưới PIT phải sạch sẽ, có máng đựng nhớt thải dưới đáy Rail, không có bất kỳ sự dơ bẩn nào: rác ,bụi ,đất ,dầu nhớt.
Bước 10: RA KHỎI HỐ THANG
Bước 11 :KIỂM TRA LẦN CUỐI
– Cho thang chạy suốt hành trình từ dưới lên và ngược lại, chú ý kiểm tra chất lượng chạy thang sau khi được bảo trì bảo dưỡng.
– Cho thang chạy tùng tầng ở chế độ tự động kiểm tra độ bằng tầng theo chiều lên và ngược lại.
– Kiểm tra đóng mở cửa, thử photocell, sóc cửa
– Anh sáng cabin, quạt, hiện thị …
– Kiểm tra lại phòng máy: cửa hệ thồng chiếu sáng …
Mọi thông tin về dịch vụ như bao giá bảo trì thang máy, xem hợp đồng bảo trì thang máy, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần Thang Máy Phúc Đại Lộc
Gmail: thangmayphucdailoc@gmail.com
Hotline: 0978 868 938